Nguyên nhân chủ yếu hình thành gió mùa là A. sự chênh lệch khí áp giữa (Miễn phí)

admin

Câu hỏi:

16/11/2021 143,509

A. sự chênh lệch khí áp giữa xích đạo và vùng cận chí tuyến.

B. sự chênh lệch khí áp giữa vùng các chí tuyến và vùng ôn đới.

C. sự chênh lệch khí áp giữa bán cầu bắc và bán cầu Nam theo mùa.

D. sự chênh lệch tỷ áp giữa lục địa và đại dương theo mùa.

Đáp án chính xác

Đáp án D.

Nguyên nhân chính sinh ra gió mùa là sự chênh lệch về khí áp giữa lục địa và đại dương và sự chênh lệch khí áp giữa lục địa Bắc bán cầu và Nam bán cầu cầu theo mùa.

- Về mùa đông, do nhiệt độ hạ thấp, nên dải áp cao Sibir được hình thành, có trung tâm áp nằm giữa 40 – 600 vĩ độ Bắc, hoạt động với cường độ lớn. Gió thổi từ cao áp (xoáy nghịch) này về phía Nam và Đông Nam qua Trung Quốc, Nhật Bản, hội tụ Tín phong Bắc bán cầu thổi từ Thái Bình Dương tới vĩ độ 150 – 200 tạo thành gió mùa Đông Bắc ở khu vực Đông Nam Á. Sau khi vượt qua xích đạo (ở Indonesia) gió lệch hướng thành gió Tây tiến về dải hội tụ nội chí tuyến, lúc này nằm ở 10 – 150 Nam.

- Về mùa hạ, chuyển động biểu kiến của Mặt Trời đi về phía Bắc, đường hội tụ nội chí tuyến vượt lên phía Bắc, các hạ áp hình thành do nhiệt trên các lục địa cũng di chuyển về phía Bắc và hút gió Tín phong từ phía nam xích đạo lên. Sau khi vượt qua Xích đạo, do ảnh hưởng của lực coriolis, gió này chuyển hướng Tây Nam. Một số nơi, do sức hút lớn của các hạ áp lục địa, gió này chuyển hưởng Đông Nam.

Nhà sách VIETJACK:

🔥 Đề thi HOT:

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Hướng gió mùa ở nước ta là

A. mùa hạ hướng tây nam (hoặc đông nam), mùa đông hướng đông bắc.

B. mùa hạ hướng tây bắc, mùa đông hướng đông bắc.

C. mùa hạ hướng tây nam, mùa đông hướng đông nam.

D. mùa hạ hướng tây nam hoặc đông bắc, mùa đông hướng đông bắc hoặc tây nam.

Câu 2:

Càng lên cao khí áp càng giảm, nguyên nhân là do khi lên cao

A. lớp không khí càng mỏng nên sức nén giảm khiến khí áp giảm.

B. không khí càng khô nên nhẹ hơn khiến khí áp giảm.

C. gió thổi càng mạnh đẩy không khí lên khiến khí áp giảm.

D. không khí càng loãng sức nén càng nhỏ khiến khí áp giảm.

Câu 3:

Gió tây ôn đới là loại gió

A. thổi từ miền ôn đới tới miền nhiệt đới.

B. thổi từ miền ôn đới lên miền cực.

C. thổi từ áp cao cận nhiệt đới về phía áp thấp ôn đới.

D. thổi từ áp cao cực về phía áp thấp ôn đới.

Câu 4:

Đặc điểm của gió tây ôn đới là

A. thổi vào mùa hạ, gió nóng và gió ẩm.

B. thổi vào mùa đông, gió lạnh và ẩm.

C. thổi quanh năm, độ ẩm rất cao, thường mang theo mưa.

D. thổi quanh năm, gió lạnh và độ ẩm thấp.

Câu 5:

Gió Mậu Dịch có hướng

A. Tây Bắc ở bán cầu Bắc, Tây Nam ở bán cầu Nam.

B. Đông Bắc ở bán cầu Bắc, Đông Nam ở bán cầu Nam.

C. Tây Nam ở bán cầu Bắc, Đông Bắc ở bán cầu Nam.

D. Đông Nam ở bán cầu Bắc, Đông Bắc ở bán cầu Nam.

Câu 6:

Trong thực tế các đai khí áp không liên tục mà bị chia cắt thành từng khu khi áp riêng biệt, nguyên nhân chủ yếu là do

A. sự phân bố xen kẽ giữa lục địa và đại dương.

B. bị địa hình bề mặt trái đất chia cắt.

C. diện tích của các lục địa và các đại dương không đều nhau.

D. tác động của các loại gió thổi trên bề mặt trái đất.